Thứ Tư, 2 tháng 3, 2011

Ảnh hưởng của lãi suất qua đêm

Ngành ngân hàng của nền kinh tế thị trường được điều phối bởi "Ngân hàng Trung ương", có quốc gia gọi là "Ngân hàng Nhà nước", "Ngân hàng Quốc gia" hoặc như Mỹ là Fed (Cục dự trữ liên bang) bằng 3 công cụ chính:
1- Công cụ Chỉ tiêu dự trữ bắt buộc luật định.
2- Công cụ thị trường mở.
3- Công cụ lãi suất .
Công cụ thứ 1 là quy định bắt buộc về tỉ lệ lượng tiền ngân hàng phải giữ lại so với tổng lượng tiền huy động được. Chỉ cần tăng tỉ lệ này từ 10% lên 20% thì số vòng chu chuyển tiền tệ của các ngân hàng chỉ còn 1 nửa. Quy định tăng tỉ lệ này nhằm giảm lạm phát. Nhưng trong bối cảnh thời điểm Tết, đáo hạn hợp đồng v.v... dẫn đến tình trạng khan hiếm tiền đồng thanh khoản và các ngân hàng đã buộc phải dùng đến phương pháp ứng phó dựa trên "Công cụ giao dịch hối đoái hoán đổi liên ngân hàng" là vay liên ngân hàng và qua ngoại tệ, nhằm chuyển ngoại tệ thành tiền đồng dẫn đến lãi suất qua đêm cao như thời gian vừa rồi. Một yếu tố rất quan trọng quyết định đến ngoại tệ lúc này là "Tỉ lệ kết hối ngoại tệ" liên quan đến ngoại tệ và tiền đồng trong xuất nhập khẩu. Công cụ thứ 3 đối với các ngân hàng Trung ương để tăng cung tiền và hút tiền ra khỏi lưu thông đó là "Công cụ thị trường mở" nhưng chưa được thực hiện trong thời gian qua

Vay 1 ngày thì gọi là qua đêm. Vì sao lại vay 1 ngày? Có thể giải thích như sau: Ngân hàng A có 1 khoản nợ đến hạn phải trả Ngân hàng B hoặc có kế hoạch giải ngân cho khách hàng 100 tỷ vào ngày 14/2/2008. Đồng thời ngân hàng C có 1 khoản nợ ngân hàng A 100 tỷ phải trả vào ngày 15/2/2008. Bạn thấy không Ngân hàng A sẽ thiếu nguồn là 100 tỷ để trả nợ hoặc cho vay trong 1 ngày ( từ 14 đến 15). Đó là lý do họ phải vay ngân hàng B "over night" .

Ảnh hưởng của LS qua đêm đến nền kinh tế: Khi ls qua đêm quá cao ( lên tới 17, 18% như hiện nay, do thiếu hụt 1 lượng lớn tiền đồng) các NH khó có thể vay trên tt liên ngân hàng, và để bù đắp thiếu hụt vốn (phục vụ các nhu cầu vay, thanh khoản của KH), các NH buộc phải tăng lãi suất huy động tiền đồng để thu hút thêm vốn nhàn rỗi từ dân, ls huy động tăng --> chi phí huy động vốn tăng ---> NH phải tăng lãi suất cho vay ---> ảnh hưởng đến đầu tư ---> ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Sau khi để xảy ra tình trạng lạm phát kinh khủng như năm 2007 vừa qua, ngay từ đầu 2008 NHNN mà điển hình là bác Giàu - người được mệnh danh là ''Dũng sĩ diệt Ngân hàng" trong những ngày qua đã thực hiện hàng loạt các biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm hút bớt tiền đồng trong lưu thông để kiềm chế lạm phát, hầu hết các biện pháp của NHNN đã được tung ra để phục vụ mục đích này và trên chính nó chứ ko ai khác đã gây nên tình trạng căng thẳng thanh khoản trên thị trường như hiện nay. Các bpháp đó là:
- Nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên thêm 1% đối với tất cả các kỳ hạn tiền gửi
- Rút tiền gửi của Kho Bạc NN tại các NHTM về, dự kiến trong vài tháng tới tiền gửi của KBNN sẽ được rút hết khỏi các NHTM. --> dự kiến sẽ hút khoảng 100.000 tỷ đồng trên thị trường
- Sử dụng nghiệp vụ thị trường mở: thực hiện cho vay trên thị trường mở qua hình thức repo trái phiếu với mức độ nhỏ giọt, chỉ 1 vài nghìn tỷ/ ngày trong khi đó lại buộc các NHTM phải mua vào tín phiếu.
- Gần như ngừng mua vào USD để tránh bơm tiền đồng thị trường.
- Sử dụng công cụ lãi suất (mặc dù ở VN thằng này ko ảnh hưởng nhiều như Fed fund target rate ở Mẽo): tăng LSCK, LS TCK và LS Cơ bản .
Đây được xem như những hành động mạnh tay nhất của NHNN trong vài năm qua nhằm đẩy lùi lạm phát. Lạm phát có thể sẽ giảm nhưng liệu với CSTT như vậy thì mục tiêu tăng trưởng 9% trong năm 2009 liệu có khả thi, lúc đó NHNN có thể sẽ lại phải chịu báng và quay ngược lại CSTT của mình, lúc đó thì lại có nhiều chuyện để bàn ^_^
Lãi suất qua đêm đúng như tên của nó là vay qua đêm. Thời gian tính bằng ngày.
Lúc trước, lãi suất qua đêm chủ yếu được áp dụng trên thị trường liên ngân hàng do các NHTM thiếu vốn nhất thời và phải vay trên thị trường ngân hàng. Ngày nay, do nhiều NHTM cổ phần thiếu hụt vốn phải vay trên thị trường liên ngân hàng nên lãi suất nhiều khi đẩy lên mấy chục % và xuất hiện nhiều NHTMCP huy động tiền gửi kỳ hạn tính bằng ngày.