Thứ Ba, 8 tháng 6, 2010

VỌNG CỔ BEER:

VỌNG CỔ BEER: Xa bia mới ban chiều, thế mà lòng nghe buồn hiu, là nhớ bao điều, muốn được ở bên thùng bia, để uống cho nhiều...là sao ta? nói chung là bia đó, ah mà đó có phải là bia ko, mà sao vắng bia là thèm...dzố dzô dzố dzô.... ko được ở bên bia lòng buồn vu vơ, mong cho sao 2 ta nhậu hoài ko say, mong cho bao nhiu bia nhậu hoài ko vơi, là là nhớ bia nhiều lắm, ước cho mình ko xa...người iu ơi anh muốn cùng em nhậu cho tới sáng ko ai bỏ về, mình bên nhau đi đến hết đêm này...dzố dzô, dzố dzô...dzố dzô

Ngân hàng đối mặt với ba áp lực lớn

Ngân hàng đối mặt với ba áp lực lớn
Đó là tăng trưởng và lạm phát, lãi suất huy động và lãi suất cho vay, cùng áp lực từ việc vừa phải ổn định tỷ giá, vừa phải kiềm chế nhập siêu.


Năm 2010, Việt Nam cùng lúc phải thực hiện hai mục tiêu: tăng trưởng kinh tế ở mức cao hơn năm 2009 (6,5% so với 5,32%), trong khi vẫn phải kiềm chế lạm phát (không quá 8%).

Để đạt mức tăng trưởng kinh tế cao hơn, một trong những biện pháp hiện nay là phải hạ mặt bằng lãi suất cho vay, bởi lãi suất cho vay cao khiến tăng trưởng dư nợ tín dụng thấp, kéo theo tăng trưởng kinh tế thấp.

Nếu hạ lãi suất cho vay, tiền từ ngân hàng ra lưu thông nhiều hơn, trong khi nếu hạ lãi suất huy động, tiền từ lưu thông vào ngân hàng sẽ ít hơn. Yếu tố tiền tệ này cộng hưởng với các yếu tố khác (độ trễ của tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng khá cao của năm 2009, giá nhập khẩu tính bằng USD tăng cao hơn giá xuất khẩu, trong khi bình quân 5 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước tăng 8,1%, giá một số mặt hàng là đầu vào của hầu hết hàng hóa, dịch vụ tăng theo lộ trình định giá thị trường…) có thể dẫn đến nguy cơ tăng lạm phát.

Trong bối cảnh đó, muốn hạ lãi suất cho vay, các ngân hàng phải giảm chênh lệch lãi suất cho vay với lãi suất huy động và giảm lãi suất huy động.

Chênh lệch giữa lãi suất cho vay với lãi suất huy động theo tính toán lâu nay là 2,5-3%/năm. Nếu tích cực tăng thu nhập từ các hoạt động dịch vụ khác và quyết liệt giảm thiểu chi phí hoạt động, thì mới có thể rút chênh lệch trên xuống còn 2%/năm.

Tuy nhiên, thu nhập từ các hoạt động dịch vụ khác năm nay khó khăn hơn năm trước, nhất là khi hoạt động của các sàn vàng (chủ yếu là của các ngân hàng thương mại) ở trong nước đã được đóng cửa; sàn vàng ở nước ngoài đang trong trạng thái tất toán để chấm dứt hoạt động vào cuối tháng 6 này; thu nhập từ kinh doanh chứng khoán cũng khó khăn khi thị trường chứng khoán chưa có động lực tăng điểm bền vững.

Lãi suất huy động những tháng đầu năm ở mức 10,5%/năm (chưa kể khuyến mãi); sau khi thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận đã tăng lên khoảng 11,5%/năm. Trước các động thái của Ngân hàng Nhà nước, kể cả việc phối hợp vận động của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, mức lãi suất đã được điều chỉnh hạ, nhưng từ đầu tháng 5 trở lại đây, lại có xu hướng nhích lên.

Có nhiều nguyên nhân khiến lãi suất huy động biến động, như ngân hàng đón đầu cơ hội cho vay tăng trong thời gian tới; một số ngân hàng nhỏ tăng lãi suất huy động để thu hút vốn; các ngân hàng lớn cũng phải tăng lãi suất để giữ chân khách gửi tiền…

Trong điều kiện nhập khẩu cao gấp 1,2 - 1,3 lần xuất khẩu, khi tỷ giá VND/ngoại tệ tăng, xuất khẩu được lợi một lần, thì nhập khẩu bị thiệt 1,2 - 1,3 lần, vừa làm tăng giá tiêu dùng trong nước (do nhập khẩu lạm phát), vừa làm giảm hiệu quả và sức cạnh tranh của sản xuất nói chung, sản xuất hàng xuất khẩu nói riêng khi tính gia công trong sản xuất của Việt Nam còn rất lớn.

Nhập siêu tăng, tất yếu sẽ tạo áp lực đến cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối, cũng như ổn định tỷ giá và sẽ gây áp lực không nhỏ tới hệ thống ngân hàng.

Theo Minh Nhung
Báo Đầu tư

Cẩn trọng với cách làm giá "không tiền"

Cẩn trọng với cách làm giá "không tiền"
Một số NĐT kinh nghiệm trên thị trường cho biết, hiện đang xuất hiện một cách đánh CP mới, đã được thí nghiệm với một vài mã trên sàn HOSE.


Cách chơi này cũng sử dụng thủ thuật tạo hiệu ứng trên thị trường như các cách đánh trước, nhưng mới ở chỗ các "đầu nậu” đẩy giá không phải bỏ vốn ra.

Ví dụ, cổ phiếu X đang ở giá 10, một lượng nhà đầu tư "vệ tinh” được khuyên mua cổ phiếu trong khoảng giá 10-15 với cam kết của các "đầu nậu” là sẽ mua lại số cổ phiếu trên ở giá 18.

Nếu giá lên trên 18 thì nhà đầu tư hưởng chênh lệch ở giá 18 , phần còn lại thuộc về các “đầu nậu”, còn nếu cổ phiếu xuống dưới giá nhà đầu tư đã mua, các “đầu nậu” sẽ chịu lỗ cho những nhà đầu tư "vệ tinh" đã thực hiện mua để tạo hiệu ứng.

Nếu cách chơi này làm được thì nhiều khả năng sẽ có một đợt làm giá cổ phiếu bluechip, với điều kiện các “đầu nậu” kiểm soát được các cổ đông lớn và nguồn thông tin tốt để hỗ trợ giá từ công ty.

Trong bối cảnh thị trường đang ngày càng diễn biến phức tạp, ông Nguyễn Trọng Tuấn, Tổng giám đốc CTCK Quốc tế Hoàng Gia (IRS) cho rằng, nhà đầu tư không nên quá quan tâm đến việc dò đáy, mà nên chú ý đến cả việc dò lối chơi. Cũng theo ông Tuấn, nhà đầu tư không nên giải ngân nhiều khi chưa xác định được xu thế thị trường.

Chỉ số VN-Index có thể đi ngang 500- 520 điểm, nhưng nhà đầu tư vẫn có thể có lãi 20-30% nếu chọn được đúng cổ phiếu tốt. Nhà đầu tư không nên duy trì cách chơi bán cổ phiếu xong thấy giá giảm lại quay vào mua, vì cách chơi này chỉ hiệu quả khi thị trường tăng trưởng chứ không phải lúc thị trường lình xình như hiện nay.

Vào thời điểm này, ông Tuấn cho rằng, nhà đầu tư không nên giải ngân nhiều. Mặc dù IRS vẫn tiếp tục hỗ trợ vốn bình thường đối với các khách hàng đảm bảo tỷ lệ ký quỹ an toàn, nhưng khách hàng cần kiểm soát công cụ đòn bẩy tài chính cho hợp lý.

Lúc này, chỉ nên dùng đòn bẩy ở mức 1 : 1, không nên sử dụng đòn bẩy cao như khi thị trường an toàn thời điểm tháng 3-4 nữa. Cũng theo ông Tuấn, đã chơi chứng khoán thì nhà đầu tư nên học cách sử dụng đòn bẩy tài chính, bởi đây là một công cụ hữu ích nếu biết cách dùng hợp lý.

Đánh giá về tình hình kinh tế vĩ mô, ông Tuấn cho rằng, hiện Chính phủ chưa có những giải pháp kỹ thuật cụ thể để kiểm soát tín dụng, giảm lãi suất. Trong khi đó, thời điểm an toàn để đầu tư chứng khoán là khi tín hiệu từ việc hạ lãi suất trở nên rõ ràng.

Ở thời điểm này, nếu muốn đẩy mạnh đầu tư, nhà đầu tư cần xem xét hai yếu tố: đó là diễn biến của TTCK thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ và kết quả kinh doanh quý II của các DN trong nước. Cũng theo ông Tuấn, hiện nay nhiều DN đang khan tiền mặt, chỉ khi nào khối DN thừa tiền thì chứng khoán mới có thể bùng nổ.

Theo Quang Sơn
ĐTCK