Thứ Năm, 21 tháng 10, 2010

Câu 9: Triết học Mac - Lê Nin: trình bày Nội dung quy Quy Luật Phủ Định Của Phủ Định, ý nghĩa phương pháp luận:

Câu 9: Nội dung quy Quy Luật Phủ Định Của Phủ Định, ý nghĩa phương pháp luận:

1. Nội Dung Quy Luật Phủ Định Cái Phủ Định:

Trong quá trình vận động và phát triển mang tính chất vô tận của thế giới, sự vật mới được ra đời trên cơ sở phủ định sự vật cũ và sự vật mới này lại bị sự vật mới hơn phủ định. Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển của sự vật là do mâu thuẫn trong bản thân sự vật quyết định, Khi hai mặt mâu thuẫn đấu tranh với nhau mà vượt qua độ giới hạn thì sự vật mới ra đời. Thế nhưng sự vật không dừng lại ở đó mà nó lại tiếp tục đấu tranh giữa các mặt mâu thuẫn mới và một lần nữa cái mới đó bị cái mới hơn phủ định. Quá trình phủ định hai lần đó được gọi là Phủ định của phủ định.

Quá trình phủ định của phủ định của sự vật đó làm xuất hiện những sự vật mới trên cơ sở cao hơn là kết quả tổng hợp tất cả các yếu tố tích cực mới được bổ sung và từ những lần khẳng định và phủ định trước đó. Quy luật phát triển liên tục, điểm kết thúc của chu kỳ này lại là điểm bắt đầu của một chu kỳ mới. Do vậy, kết quả phủ định cái phủ định luôn luôn bao giờ cũng có hình thức mới hơn, có nội dung toàn diện và phong phú hơn những cái ban đầu.

Sự phát triển của sự vật có khuynh hướng từ thấp đến cao theo đường “xoáy ốc”. “sự phát triển theo đường xoáy ốc” thể hiện tính biện chứng của sự phát triển như: "tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên, mỗi vòng xoáy ốc thể hiện tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao”.

2. Ý Nghĩa Phương Pháp Luận
Từ việc nghiên cứu quy luật phủ định của phủ định trên, chúng ta rút ra được một số ý nghĩa phương pháp luận sau:
- Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức được tính đúng đắn và tất yếu của sự vật bởi phát triển là khuynh hướng chung khách quan, do đó cái mới bao giờ cũng chiến thắng. Song, quá trình phát triển không diễn ra theo đường đường thẳng mà theo đường đường xoáy ốc: quanh co, phức tạp với nhiều chu kỳ và giai đoạn trung gian.
- Sự vật ra đời sau luôn là cái mới, cái tiến bộ hơn cái trước thế nhưng không phải lúc nào cũng như vậy, có nhiều lúc, cái mới lại là cái thụt lùi so với cái cũ, thế nhưng sự thụt lùi đó là những bước thụt lùi trong quá trình phát triển chung của nó.
- Nhận thức được quy luật này chúng ta sẽ biết cách tác động phù hợp sao cho sự vật phát triển nhanh hay chậm, tránh được những nhận thức sai lầm, chủ quan duy ý chí và bảo thủ trong công việc và trong các hiện tượng xã hội. Đồng thời cần phải chống thái độ phủ định sạch trơn hoàn toàn không có gì, coi thường giá trị truyền thống mà cần phải biết phát hiện ra cái mới, tạo điều kiện cho cái mới phát triển.

1 nhận xét: