Thứ Tư, 2 tháng 3, 2011

Ảnh hưởng của lãi suất qua đêm

Ngành ngân hàng của nền kinh tế thị trường được điều phối bởi "Ngân hàng Trung ương", có quốc gia gọi là "Ngân hàng Nhà nước", "Ngân hàng Quốc gia" hoặc như Mỹ là Fed (Cục dự trữ liên bang) bằng 3 công cụ chính:
1- Công cụ Chỉ tiêu dự trữ bắt buộc luật định.
2- Công cụ thị trường mở.
3- Công cụ lãi suất .
Công cụ thứ 1 là quy định bắt buộc về tỉ lệ lượng tiền ngân hàng phải giữ lại so với tổng lượng tiền huy động được. Chỉ cần tăng tỉ lệ này từ 10% lên 20% thì số vòng chu chuyển tiền tệ của các ngân hàng chỉ còn 1 nửa. Quy định tăng tỉ lệ này nhằm giảm lạm phát. Nhưng trong bối cảnh thời điểm Tết, đáo hạn hợp đồng v.v... dẫn đến tình trạng khan hiếm tiền đồng thanh khoản và các ngân hàng đã buộc phải dùng đến phương pháp ứng phó dựa trên "Công cụ giao dịch hối đoái hoán đổi liên ngân hàng" là vay liên ngân hàng và qua ngoại tệ, nhằm chuyển ngoại tệ thành tiền đồng dẫn đến lãi suất qua đêm cao như thời gian vừa rồi. Một yếu tố rất quan trọng quyết định đến ngoại tệ lúc này là "Tỉ lệ kết hối ngoại tệ" liên quan đến ngoại tệ và tiền đồng trong xuất nhập khẩu. Công cụ thứ 3 đối với các ngân hàng Trung ương để tăng cung tiền và hút tiền ra khỏi lưu thông đó là "Công cụ thị trường mở" nhưng chưa được thực hiện trong thời gian qua

Vay 1 ngày thì gọi là qua đêm. Vì sao lại vay 1 ngày? Có thể giải thích như sau: Ngân hàng A có 1 khoản nợ đến hạn phải trả Ngân hàng B hoặc có kế hoạch giải ngân cho khách hàng 100 tỷ vào ngày 14/2/2008. Đồng thời ngân hàng C có 1 khoản nợ ngân hàng A 100 tỷ phải trả vào ngày 15/2/2008. Bạn thấy không Ngân hàng A sẽ thiếu nguồn là 100 tỷ để trả nợ hoặc cho vay trong 1 ngày ( từ 14 đến 15). Đó là lý do họ phải vay ngân hàng B "over night" .

Ảnh hưởng của LS qua đêm đến nền kinh tế: Khi ls qua đêm quá cao ( lên tới 17, 18% như hiện nay, do thiếu hụt 1 lượng lớn tiền đồng) các NH khó có thể vay trên tt liên ngân hàng, và để bù đắp thiếu hụt vốn (phục vụ các nhu cầu vay, thanh khoản của KH), các NH buộc phải tăng lãi suất huy động tiền đồng để thu hút thêm vốn nhàn rỗi từ dân, ls huy động tăng --> chi phí huy động vốn tăng ---> NH phải tăng lãi suất cho vay ---> ảnh hưởng đến đầu tư ---> ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Sau khi để xảy ra tình trạng lạm phát kinh khủng như năm 2007 vừa qua, ngay từ đầu 2008 NHNN mà điển hình là bác Giàu - người được mệnh danh là ''Dũng sĩ diệt Ngân hàng" trong những ngày qua đã thực hiện hàng loạt các biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm hút bớt tiền đồng trong lưu thông để kiềm chế lạm phát, hầu hết các biện pháp của NHNN đã được tung ra để phục vụ mục đích này và trên chính nó chứ ko ai khác đã gây nên tình trạng căng thẳng thanh khoản trên thị trường như hiện nay. Các bpháp đó là:
- Nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên thêm 1% đối với tất cả các kỳ hạn tiền gửi
- Rút tiền gửi của Kho Bạc NN tại các NHTM về, dự kiến trong vài tháng tới tiền gửi của KBNN sẽ được rút hết khỏi các NHTM. --> dự kiến sẽ hút khoảng 100.000 tỷ đồng trên thị trường
- Sử dụng nghiệp vụ thị trường mở: thực hiện cho vay trên thị trường mở qua hình thức repo trái phiếu với mức độ nhỏ giọt, chỉ 1 vài nghìn tỷ/ ngày trong khi đó lại buộc các NHTM phải mua vào tín phiếu.
- Gần như ngừng mua vào USD để tránh bơm tiền đồng thị trường.
- Sử dụng công cụ lãi suất (mặc dù ở VN thằng này ko ảnh hưởng nhiều như Fed fund target rate ở Mẽo): tăng LSCK, LS TCK và LS Cơ bản .
Đây được xem như những hành động mạnh tay nhất của NHNN trong vài năm qua nhằm đẩy lùi lạm phát. Lạm phát có thể sẽ giảm nhưng liệu với CSTT như vậy thì mục tiêu tăng trưởng 9% trong năm 2009 liệu có khả thi, lúc đó NHNN có thể sẽ lại phải chịu báng và quay ngược lại CSTT của mình, lúc đó thì lại có nhiều chuyện để bàn ^_^
Lãi suất qua đêm đúng như tên của nó là vay qua đêm. Thời gian tính bằng ngày.
Lúc trước, lãi suất qua đêm chủ yếu được áp dụng trên thị trường liên ngân hàng do các NHTM thiếu vốn nhất thời và phải vay trên thị trường ngân hàng. Ngày nay, do nhiều NHTM cổ phần thiếu hụt vốn phải vay trên thị trường liên ngân hàng nên lãi suất nhiều khi đẩy lên mấy chục % và xuất hiện nhiều NHTMCP huy động tiền gửi kỳ hạn tính bằng ngày.

Thứ Năm, 11 tháng 11, 2010

Hiểu rõ doanh thu? Dễ hay Khó

kinh doanh, doanh thu là mục đích cuối cùng của bất cứ công ty nào. Thế nhưng để quản lý và ra những quyết định về doanh thu, không phải Giám đốc Điều hành nào cũng làm đúng...

Tình trạng chung

Doanh thu là một trong những thước đo thiếu rõ ràng, khó quản lý và thường hay bị bỏ qua nhất trong kinh doanh. Vì vậy, khi ra các quyết định về doanh thu, các Giám đốc Điều hành vẫn thường dựa vào cảm giác nhiều hơn là dựa vào các dữ liệu thực tế trên giấy tờ. Chính quá trình đó đã làm hỏng giá trị thực sự của doanh thu.

Tình trạng này xảy ra rất nhiều ở những công ty mà chúng tôi đã tìm hiểu.

Hãy thử xem xét doanh thu trong khoảng thời gian ngắn trên bản báo cáo kế toán. Ta có thể thấy được những kết quả rất rời rạc. Bản báo cáo kế toán hàng tháng, hàng tuần, bao gồm rất nhiều con số liên quan đến chi phí, tài sản và công nợ.

Hơn nữa, một điều khá phổ biến là trong các báo cáo thường chỉ có những lời giải thích mập mờ về doanh thu, như là “thái độ tiêu cực của người tiêu dùng về lĩnh vực của chúng ta” hoặc “việc hỗ trợ bán lẻ thật đáng thất vọng” hay “gia tăng hoạt động của đối thủ cạnh tranh”…

Những lời giải thích kiểu như vậy chung chung đến nỗi khi mất thời gian giải quyết chúng, các nhà quản lý có thể bỏ lỡ những nguồn lực tạo ra thay đổi thực sự về doanh thu và kết thúc bằng việc tập trung đầu tư vào một nguồn doanh thu khác.

Một chiến dịch quảng cáo với mục tiêu xoá bỏ thái độ tiêu cực của khách hàng, nhưng do quá trình xác lập yêu cầu sai lầm, lại dẫn tới kì vọng của khách hàng tăng và sự hài lòng càng giảm sút.

Một chiến dịch khuyến mại giá với mục đích “hỗ trợ bán lẻ” nhưng lại huỷ hoại vị trí của thương hiệu và làm mất đi lợi nhuận.

Việc mở rộng dòng sản phẩm hoặc thiết kế lại bao bì sản phẩm, để phản ứng lại “động thái của đối thủ cạnh tranh” cuối cùng chỉ làm cho chi phí tăng lên và gây tổn hại đến nguồn doanh thu bán hàng của những dòng sản phẩm hiện tại.

Thực tế

Có thể bạn nghĩ rằng, chí ít thì công ty của mình cũng nắm được những vấn đề doanh thu cơ bản. Nhưng hãy tự hỏi:

Công ty sẽ phải chi trả bao nhiêu để tăng mức doanh thu lên 1%?

Những nhân tố nào trong các nhân tố: Quảng cáo, khuyến mại hàng bán, tiếp thị trực tiếp và đổi mới sản phẩm, có ảnh hưởng lớn nhất đến việc tăng doanh thu?

Nếu không thể trả lời chi tiết các câu hỏi trên, thì công ty bạn đang thiếu hụt những thông số tính toán doanh thu cơ bản.

Để hiểu và quản lý doanh thu, các công ty cần có sự hiểu biết chắc chắn, sâu rộng về ba loại con số doanh thu:

- Các con số doanh thu trạng thái cho nhà quản lý biết về nguồn gốc và quy mô doanh thu của mỗi sản phẩm, mỗi khách hàng và mỗi nhóm kinh doanh.

- Các dữ liệu doanh thu phản hồi mô tả doanh thu tăng hoặc giảm bao nhiêu tương ứng với sự thay đổi của các nhân tố như giá cả, đặc tính sản phẩm hoặc các show quảng cáo.

- Các dữ liệu giới hạn sẽ xác định ranh giới, giới hạn nhu cầu của sản phẩm khi nhu cầu của người tiêu dùng đã được đáp ứng đầy đủ, khi xu hướng thay đổi hoặc khi khả năng tiêu thụ của người tiêu dùng có vẻ bị hạn chế.

Các công ty thường cho rằng đội ngũ kế toán và những công nghệ phức tạp mà họ áp dụng trong tính toán chi phí cũng có thể giúp tăng doanh thu cho công ty. Tuy nhiên, về cơ bản, doanh thu và chi phí biến đổi hoàn toàn khác nhau:

Chi phí là yếu tố chủ động, chúng có thể trực tiếp gây ra những ảnh hưởng trong tương lai. Mối quan hệ giữa số lượng và chi phí hàng hoá thường là quan hệ một chiều (tuyến tính) và hầu hết các kế toán quản lý có xu hướng sử dụng những phương trình tuyến tính để tính toán mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng.

Ngược lại, doanh thu lại là kết quả thụ động của những hoạt động trong quá khứ (và thường là gián tiếp). Vì vậy, để hiểu chúng thì chúng ta phải xem xét những sự kiện trong quá khứ có ảnh hưởng đến việc kinh doanh hiện tại và mối quan hệ phi tuyến tính (không theo đường thẳng) chi phối chúng.

Ví dụ: Sự tăng 10% đầu tiên chi cho việc tiếp thị có thể dẫn tới 1% doanh thu nhưng sự tăng 10% tiếp theo cho chi phí marketing có thể không dẫn tới 1% doanh thu.

Khi lợi nhuận giảm, trạng thái phi tuyến tính của đồ thị doanh thu so với với đầu tư - đường cong bão hoà – rất quan trọng đối với việc quyết định số chi phí phù hợp để tạo ra những nguồn lợi nhuận tối đa.

Lời khuyên của các chuyên gia

Để hiểu một cách đầy đủ về doanh thu, các công ty nên thuê những chuyên gia giỏi, dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực toán kinh tế và mô hình hoá tài chính. Thường thì trong công ty không có sẵn nguồn nhân lực có những năng lực như vậy.

Không nên giao việc phân tích đó cho những người thiếu kinh nghiệm kế toán doanh thu và dự kiến trả lương cao cho những kinh nghiệm thực tế của các chuyên gia (chẳng hạn, một mức lương sáu con số). Một điều quan trọng không kém khác như: “Đào tạo, hướng dẫn các thành viên Hội đồng Quản trị, cũng như các nhà quản lý cấp trung và cấp cao về những khái niệm cơ bản về các thước đo giá trị doanh thu.

Các chuyên gia mô hình hoá mới mà bạn thuê về có thể cung cấp các báo cáo doanh thu chi tiết, còn những người lập chiến lược phải biết cách sử dụng những báo cáo và thông số mà báo cáo đó cung cấp.

St

Quản lý nợ

Đối với doanh nghiệp đang phát triển, có một mức nợ hợp lý là một cách kinh doanh hiệu quả. Có một số chủ doanh nghiệp nhỏ đang tự hào rằng họ không bao giờ bị mắc nợ, điều đó không phải lúc nào cũng là thực tế. Sự tăng trưởng luôn đòi hỏi một số vốn đáng kể và để có được nó bạn cần phải tìm kiếm một khoản vay từ ngân hàng, từ các cá nhân, một khoản vay nợ xoay vòng, mua chịu tiền hàng, hoặc các kiểu vay nợ tài chính khác.

Một câu hỏi cho nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ là: Nợ bao nhiêu thì là quá nhiều? Câu trả lời nằm ở chỗ phải phân tích cẩn thận dòng tiền của bạn và các nhu cầu cụ thể của công việc kinh doanh của bạn và của ngành công nghiệp của bạn. Các hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn phân tích, việc vay nợ có phải là ý tưởng tốt cho doanh nghiệp của bạn hay không.

Hãy tìm hiểu các nguyên nhân vay tiền

Trong một số hoàn cảnh việc vay nợ là hợp lý. Nói chung, nợ có thể là một ý tưởng tốt nếu bạn cần phải cải thiện hoặc bảo vệ dòng tiền của bạn, hoặc khi bạn cần phải đầu tư để tăng trưởng hoặc mở mang. Trong những trường hợp này, chi phí của khoản vay có thể ít hơn chi phí đầu tư cho các hoạt động dựa trên thu nhập hàng ngày. Một số lý do phổ biến để tìm kiếm một khoản vay nợ là:

• Vốn lưu động - Khi bạn tìm cách để tăng lực lượng lao động của công ty hoặc tăng lượng hàng hóa tồn kho.

• Mở rộng sang các thị trường mới - khi các công ty vào thị trường mới, họ thường phải chịu vòng thu hồi nợ dài hơn hoặc phải đưa ra các điều khoản ưu đãi hơn đối với các khách hàng mới; số tiền vay được có thể giúp vượt qua giai đoạn này.

• Mua tài sản cố định- bạn có thể cần phải mua sắm thiết bị mới để thâm nhập thị trường mới hoặc mở rộng sản xuất mặt hàng mới.

• Cải thiện dòng tiền - nếu bạn chỉ còn dưới 10 năm để trả món nợ dài hạn hiện tại của bạn, việc vay một món nợ khác để trả món nợ này khi đến hạn có thể cải thiện dòng tiền mặt của bạn.

• Xây dựng một uy tính thanh toán hoặc một mối quan hệ với người cho vay - nếu trước kia bạn không vay, thì vay một khoản nợ có thể giúp bạn tạo dựng được một uy tính trả nợ tốt và nó có thể giúp bạn tiếp tục vay được trong tương lai.

Lên kế hoạch hiệu quả

Trước khi vay một khoản tiền hoặc vay nợ dưới bất cứ hình thức nào, bạn nên dành thời gian để lên kế hoạch các nhu cầu vay vốn của bạn. Thời gian xấu nhất để vay nợ là thời gian bạn đang khủng hoảng tiền. Đột nhiên khách hàng chậm thanh toán, bạn không đủ tiền trả lương cho nhân công, hoặc một việc gấp nào khác buộc bạn phải vay ngay lập tức và điều đó dẫn đến việc bạn phải chấp nhận những điều khoản vay kém ưu đãi. Lên kế hoạch sẽ giúp bạn dự báo trước được các yêu cầu tiền tệ của bạn, cho phép bạn xác định được bạn cần gì và khi nào thì bạn cần. Nó sẽ cho bạn thêm thời gian để tìm hiểu tất cả các nguồn có thể vay và đàm phán để đạt được các điều khoản có lợi nhất. Bản kế hoạch tiền tệ phải xem xét toàn bộ bảng cân đối kế toán để giúp bạn phân tích dòng tiền, tài sản và các khoản nợ. Bạn cũng phải xây dựng một báo cáo dự kiến - đó là bản cân đối thu chi dự kiến cho thời gian 1-3 năm tới.

Lựa chọn vay nợ dài hạn hay ngắn hạn

Ngoài việc bạn phải chắc chắn vay tiền là cần thiết, bạn cũng phải đảm bảo rằng bạn đang vay đúng loại nợ mà bạn cần. Ví dụ, bạn đi vay một khoản ngắn hạn trong khi việc kinh doanh cần một khoản vay dài hạn hơn thì bạn sẽ nhanh chóng gặp rắc rối tài chính khi bạn bị buộc phải thực hiện các biện pháp không cần thiết (như bán một phần công việc kinh doanh) để đáp ứng nghĩa vụ trả nợ.

Nói chung, chỉ sử dụng các khoản vay ngắn hạn khi có các nhu cầu ngắn hạn. Điều này sẽ giúp bạn tránh phải trả lãi cao và các điều kiện hạn chế của việc vay dài hạn. Ví dụ, nếu việc bán hàng của bạn tạm thời tăng đột biến do thời vụ chẳng hạn, bạn nên xem xét lựa chọn kiểu vay ngắn hạn. Nếu việc tăng trưởng vẫn tiếp tục trong một thời gian dài, bạn hãy xem xét kiểu vay dài hạn hơn như tăng hạn mức nợ dựa vào doanh thu, khoản phải thu, hoặc tỉ lệ hàng tồn trong kho.

Việc tăng nợ lúc này sẽ không tác động lên tỉ lệ nợ trên vốn của bạn. Song bạn sẽ nhìn thấy sự thay đổi trong chỉ số khả năng thanh toán bằng tiền mặt như tỉ số khả năng thanh toán nhanh, vì các khoản nợ ngắn hạn chỉ bao gồm các khoản nợ phải trả trong vòng một năm, không bao gồm các khoản trả nợ dài hạn hơn. Do vậy các khoản vay dài hạn có thể tác động tích cực lên các tỉ số thanh toán bằng tiền mặt của bạn.

Quyết định vay dựa vào các nhu cầu hiện tại

Khi các mức lãi suất thấp và chi phí vay rẻ, bạn có thể muốn vay tiền để mua thiết bị hoặc để mua những tài sản khác. Nếu bạn gặp trường hợp này, hãy đảm bảo là quyết định vay của bạn hoàn toàn dựa trên các nhu cầu hiện tại. Khả năng phải trả tiền lãi suất sẽ là vô lý nếu sử dụng tiền vào một việc gì đó mà bạn không cần. Ví dụ, nếu công việc kinh doanh của bạn cần thêm máy vi tính, bạn có thể vay tiền để mua nó. Nhưng mua thêm máy vi tính bây giờ bởi vì sang năm nó sẽ đắt hơn không phải là một sự biện hộ đúng. Bạn có thể gặp phải kết cục là có một loạt thiết bị mà bạn không cần và có một khoản nợ mà bạn phải trả cho đến hết.


Nguồn: dddn.com.vn

Bảy sai lầm tài chính thường gặp nhất

Những giải pháp tiếp thị vụng về và các kế hoạch bán hàng thiếu hợp lý luôn là điều mà bất cứ chủ doanh nghiệp nào cần tránh. Song chưa dừng lại ở đó, sẽ là thật thiếu sót nếu không quan tâm tới các hoạt động tài chính và tránh xa những sai lầm đáng tiếc thường gặp nhất.

Trên cương vị một chủ doanh nghiệp, một nhà tư bản vốn mạo hiểm và một nhà đầu tư tài chính giàu kinh nghiệm, Christine Comaford-Lynch, CEO của hãng tư vấn tài chính kinh doanh Mighty Ventures, có trụ sở tại Napa Valley và Silicon Valley, Mỹ, đã chứng kiến rất nhiều chủ doanh nghiệp hết lần đến lần khác mắc phải các sai lầm tài chính khác nhau. Christine đã tổng kết lại bảy sai lầm tài chính thường gặp nhất và đưa ra những lời khuyên hữu ích.

Sai lầm số 1

Một trong những sai lầm mà các chủ doanh nghiệp thường mắc phải đó là tin rằng công ty mình là nơi duy nhất có những ý tưởng phi thường để xây dựng thành một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo. Họ mang niềm tin này thẳng tới các giải pháp tài chính của công ty.

Song vấn đề ở chỗ, rất có thể có ai đó cũng có những suy nghĩ như bạn. Các quy định về luật bản quyền sẽ không bảo vệ ý tưởng của bạn. Ý tưởng của bạn chỉ được bảo vệ khi đã được thể hiện trên thực tế.

Hãy nhận thức rằng bạn có thể không là công ty duy nhất có ý tưởng này và đảm bảo rằng bạn sẽ nhận ra những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của mình. Hãy nhìn ra ngoài thị trường truyền thống để xác định nơi đâu cạnh tranh có thể xuất hiện. Ý tưởng của bạn có thể không độc nhất, nhưng nếu bạn xây dựng và thực thi một kế hoạch kinh doanh vững chắc cùng các giải pháp tài chính hợp lý dựa trên ý tưởng đó, bạn sẽ dẫn đầu trong cuộc đua.

Sai lầm số 2

Một sai lầm thường gặp khác trong hoạt động tài chính đó là các chủ doanh nghiệp luôn nỗ lực trở thành bạn bè với các nhà tài chính chuyên nghiệp.

Trách nhiệm ưu tiên số một của các nhà tài chính chuyên nghiệp đó là giúp các khách hàng kiếm được càng nhiều tiền càng tốt. Thành công của họ cũng chính là thành công của khoản đầu tư mà họ thay mặt khách hàng quản lý. Song nhiều khi xuất phát từ động cơ này mà nhiều nhà tài chính quá chú trọng tới yếu tố lợi nhuận mà quên đi những phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh của công ty.

Hãy đảm bảo rằng bạn luôn nắm rõ và làm chủ các hướng đi của đồng tiền mình bỏ ra. Đừng quá giao phó nó cho một ai đó. Bạn sẽ cần tới một chiến lược vững chắc để tự mình thực thi kế hoạch tài chính đã vạch ra.

Sai lầm số 3

Đừng đưa tất cả mọi thứ cho các nhà tài chính chuyên nghiệp trong một lần duy nhất. Hãy phân loại các hoàn cảnh và con người bạn lựa chọn để chia sẻ kế hoạch kinh doanh.

Bản kế hoạch kinh doanh nên nêu bật không chỉ ý tưởng của bạn mà còn phương thức bạn huy động tài chính cho nó. Trái tim của bản kế hoạch kinh doanh là cách thức thực thi. Hãy bảo vệ bản thân bạn bằng việc đảm bảo rằng phương thức thực thi không rơi vào những bàn tay thiếu tư cách. Số lượng bản sao nên được ghi rõ ở trang cuối cùng và bạn cần theo dõi nó kỹ lưỡng.

Sai lầm số 4

Một sai lầm khác đó là cường điệu hoá các kế hoạch tài chính của bạn khi tính toán sai quy mô thị trường, thời gian để phát triển sản phẩm và tung ra thị trường cũng như chiều dài chu trình bán hàng.

Christine đã từng chứng kiến nhiều chủ doanh nghiệp rất nồng nhiệt về một ý tưởng sản phẩm hay dịch vụ nào đó, nhưng lại quên mất xác định xem có bao nhiều người thực tế sẽ muốn mua nó.

Bạn có đang tạo ra những sản phẩm hấp dẫn hay thiết yếu? Các kế hoạch tài chính của bạn nên phản ánh điều này. Hãy cẩn thận trước khi cho rằng điều gì đó quá nở rộ kiểu như “Quy mô thị trường là vô cùng bởi vì tất cả mọi người đều cần nó!”.

Trong khi các nhà đầu tư chứng khoán luôn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các con số trong ngắn hạn, thì một công ty nên hướng tới những mục tiêu dài hạn. Những kế hoạch tài chính chặt chẽ và thực tế sẽ kéo dài quãng thời gian thu lợi nhuận của bạn, bởi vì nó không hào nhoáng và ấn tượng. Nhưng đó mới là yếu tố quyết định thành công. Hãy dựa trên những suy nghĩ thực tế mà bạn có thể đạt được và các nhà tài chính chuyên nghiệp cuối cùng cũng rất tôn trọng bạn.

Sai lầm số 5

Một khi chủ doanh nghiệp nhận ra dòng chảy doanh thu, họ rất dễ nghĩ rằng công ty sẽ thẳng tiến trên con đường gặt hái lợi nhuận. Nhưng sẽ là một sai lầm với việc cho rằng khi bạn có được một đơn đặt hàng của khách hàng, bạn sẽ có thể có được doanh thu. Hãy để mắt tới việc phải mất bao lâu mới nhận được các khoản thanh toán từ phía khách hàng.

Việc chi tiêu quá nhanh chóng trên cơ sở số lượng các đơn đặt hàng sẽ khiến nhiều công ty vướng phải những khó khăn về lưu lượng tiền mặt. Nhưng một chút dự đoán, lên kế hoạch và tự ý sử dụng ngân quỹ có thể rất hiệu quả. Những chủ doanh nghiệp quan tâm tới ngân quỹ của mình một cách cẩn trọng như đối với việc phát triển sản phẩm/dịch vụ luôn là những người hết sức thành công trong kinh doanh.

Sai lầm số 6

Một phần phức tạp khác trong việc xây dựng công ty đó là có một kế hoạch nhân sự thích hợp. Bạn có tuyển dụng khi bạn cần nhân sự và có thể đánh giá đúng họ, hay khi bạn có thể nhìn thấy nhu cầu trong tương lai gần? Nhiều công ty đã mắc phải sai lầm khi tuyển dụng ngay nhân sự khi chưa thực sự cần thiết. Kết quả là chi tiêu tiền lương sẽ tăng lên trong khi lợi nhuận chưa đủ bù đắp

Sẽ tốt nhất với việc có một nhóm nhân viên then chốt làm việc toàn thời gian cộng với một vài công tác viên bán thời gian ổn định. Đồng thời, bạn nên có sẵn một danh sách những người bạn có thể muốn tuyển dụng. Luôn có một đội ngũ chắc chắn bạn sẽ phải tuyển dung, chẳng hạn như bán hàng.

Sai lầm số 7

Đây là điều mà hầu hết các công ty có thể không xem là một sai lầm: kết giao với những đối tác không cần thiết. Chắc chắn rằng sẽ có những đối tác hết sức thiết yếu đối với hoạt động kinh doanh của bạn, chẳng hạn như các đối tác huy động vốn.

Nhưng bạn phải nhận thức đúng đắn từng mối quan hệ đối tác: Mỗi một mối quan hệ nên đem lại một vài giá trị tương thích. Christine nhớ lại một trường hợp ông được biết khi còn là nhà đầu tư vốn mạo hiểm. Đó là một công ty có mối quan hệ đối tác với nhiều nhà cung cấp phần mềm an ninh. Nhưng khi nhìn vào vô số các đối tác mà công ty này có, một sự bất hợp lý biểu lộ ngay khi có quá nhiều đối tác thực sự không có ý nghĩa nào cả. Đó như chỉ thoả mãn sự mong muốn có mối quan hệ xã hội rộng rãi của chủ công ty bởi có những đối tác của công ty không rõ phục vụ cho mục đích gì.

Những mối quan hệ đối tác vô nghĩa chỉ khiến tốn kém thời gian cùng một trách nhiệm mới. Khi một chủ doanh nghiệp lên danh sách quá nhiều đối tác với quá ít các ý nghĩa hữu hình, các nhà tài chính sẽ bắt đầu băn khoăn rằng công ty có đang lãng phí thời gian và tiền bạc.

Do vậy, hãy phân loại các đối tác của bạn và xác định rõ những lý do cộng tác cần thiết khi liên minh với bất cứ ai. Bản kế hoạch kinh doanh nên giải thích rõ bạn sẽ hợp tác bán hàng và hợp tác phát triển thị trường như thế nào cũng như đâu là những động cơ tài chính cần thiết cho từng bên đối tác.

Có thể nói, không những sai sót khác, nhiều khi những sai lầm trong hoạt động tài chính rất khó nhận ra trong khi hậu quả lại rất rõ rệt. Đừng đặt chân bạn vào những sai lầm này lần nữa. Một khi bạn nhận ra điều gì đó khiếm khuyết trong thế giới này và bạn xác định những “nỗi đau” nào xung quanh nó, bạn đang đi đúng hướng rồi đó.


(Theo Business World Portal)

Điểm hòa vốn là gì?

Điểm hoà vốn là một trong những khái niệm quan trọng và cơ bản trong công việc kinh doanh. Điểm hoà vốn được định nghĩa là doanh số bán hàng cần thiết để lợi nhuận bằng 0, hoặc "điểm bằng nhau". Nói cách khác, điểm hoà vốn là khi doanh thu bằng với chi phí.

Điểm hoà vốn được tính sử dụng công thức sau đây:

BEP = TFC / (SUP - VCUP)

trong đó,

BEP: điểm hoà vốn (số lượng sản phẩm)
TFC: tổng chi phí cố định
VCUP: chi phí biến đổi bình quân
SUP: lợi nhuận của mỗi sản phẩm

Chi phí cố định bao gồm tất cả những chi phí không biến đổi khi sản phẩm hoặc sản lượng thay đổi, ví dụ tiền thuê nhà, lương, và tiền điện thoại. Những chi phí này sẽ không thay đổi cho dù bạn sản xuất được sản phẩm.

Chi phí biến đổi bao gồm tất cả những chi phí sẽ biến đổi dựa trên lượng sản phẩm sản xuất được, ví dụ nguyên vật liệu. Số lượng sản phẩm tăng, sẽ sử dụng thêm nhiều nguyên vật liệu.

Kết quả của công thức này sẽ cho bạn biết bạn cần đạt được doanh thu bao nhiêu để đạt được điểm cân bằng. Doanh thu lớn hơn con số này có nghĩa là đã đem lại lợi nhuận cho công ty. Nếu bạn lấy số này chia cho giá bán của một sản phẩm, bạn có thể biết được cần phải bán được bao nhiêu sản phẩm để đạt được điểm cân bằng.

Phân tích điểm hoà vốn cần phải được thực hiện đối với tất cả các nguồn doanh thu. Ví dụ, nếu công ty bạn nhiều loại sản phẩm khác nhau, cần phải tính điểm hoà vốn cho từng loại sản phẩm. Điều này cho phép những người quản lý xác định được sản phẩm nào bán được và sản phẩm nào cần phải cải thiện.

Nếu việc bán một sản phẩm nào đó không tốt - không đạt được điểm cân bằng - cần phải hành động. Điều này có thể bao gồm nâng giá, giảm chi phí, hoặc có thể không sản xuất sản phẩm đó nữa. Ngoài ra, nếu một sản phẩm nào đó bán được, có thể tập trung vào để tăng thêm lợi nhuận.

Chỉ số quản lý kinh doanh - Lợi nhuận biên

Chỉ số quản lý kinh doanh

Lợi nhuận biên

Mặc dù có rất nhiều cách tính để quản lý kinh doanh, chỉ có một vài cách có ích. Một cách tính hữu dụng là lợi nhuận biên. Để tính, bạn lấy tổng doanh thu bán hàng của một năm chia cho tổng lợi nhuận (sau thuế). Nếu bạn nhân con số này với 100 để lấy số phần trăm, bạn có thể biết được bạn thu được bao nhiêu lợi nhuận cho mỗi sản phẩm bán được, hoặc cho 100.000VND bán sản phẩm.

Bạn có thể so sánh lợi nhuận biên của từng kỳ để biết được công việc kinh doanh của bạn có phát triển không, và để xác định những biến chuyển cơ bản. Bạn cũng có thể so sánh lợi nhuận biên của bạn với công ty khác trong cũng ngành hoặc khu vực. Bạn cũng có thể so sánh với các công ty cùng ngành ở nước ngoài để biết được sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế của công ty bạn.

Các chỉ số trong quản lý tài chính

1. Chỉ số hiện hành

Đây là từ chuyên môn để đánh giá khả năng "luân chuyển" của công ty bạn. Nói theo cách khác thì khả năng biến đổi từ tài sản sang tiền nhanh thế nào. Để tính chỉ số hiện hành, bạn lấy tài sản chia cho nợ. Nợ bao gồm những khoản bạn phải trả, bao gồm các khoản nợ và những hoá đơn chưa thanh toán cho người cung cấp. Tài sản bao gồm tất cả các khoản tiền mà bạn có, đồng thời cả hàng tồn kho: là những sản phẩm bạn chưa bán được, đang ở trong thời kỳ sản xuất, hoặc đã sẵn sàng để bán.

Nếu chỉ số hiện hành nhỏ hơn 1, có khả năng khó khăn để biến đổi từ tài sản sang tiền. Điều này cũng có nghĩa là công ty có thể dễ dàng bị phá sản, hoặc khả năng chịu rủi ro là rất cao.

Ghi nhớ: nếu bạn muốn tính chỉ số này, phải biết chọn thời điểm thích hợp. Ví dụ, không nên chọn thời điểm ngay trước khi trả một hoá đơn lớn.

2. Chỉ số nhanh

Chỉ số nhanh gần giống chỉ số hiện hành, ngoại trừ việc không bao gồm hàng tồn kho. Để tính chỉ số nhanh, bạn lấy tất cả tiền mặt và khoản phải thu (ví dụ, các khoản mà công ty khác nợ bạn) chia cho các khoản phải trả (ví dụ, tất cả số tiền mặt bạn nợ, bao gồm cả các khoản nợ và phí). Chỉ số này cho bạn biết khả năng trả các hoá đơn của công ty bạn nhanh đến mức nào. Nếu chỉ số của bạn là 1, công ty của bạn hoạt động rất tốt và có thể trả hết các hoá đơn rất nhanh.

Xác định vốn luân chuyển để biết khả năng thanh toán của DN

Theo quan điểm của tài chính thì vốn luân lưu còn có tên khác là vốn lưu động ròng.

Vốn luân lưu Định nghĩa một cách tổng quát thì vốn luân lưu là khoản chênh lệch giữa sửdụng vốn và nguồn vốn cùng thời gian sử dụng do các giao dịch tài chính trong kỳkinh doanh gây ra.

Công thức tính toán vốn luân lưu như sau:

Vốn luân lưu = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản cố định = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn

Khi quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng và các đối tượng khác phải xem xét kết cấu vốn và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán để từ đó có thể đối chiếu với yêu cầu kinh doanh hoặc khả năng huy động vốn, đầu tư vốn... Để hiểu rõ hơn ta phân tích tiếp chỉ tiêu vốn luân lưu.
Nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể sửdụng trong một thời gian dài hơn một năm. Nguồn vốn dài hạn bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạn khác.
Vốn luân lưu > 0 Trong trường hợp này, việc tài trợ từ các nguồn vốn là tốt. Khi vốn luân lưu dương cũng có nghĩa là tổng tài sản lưu động lớn hơn nợ ngắn hạn. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, có thể trang trải được các khoản nợ ngắn hạn với tài sản quay vòng nhanh.
Vốn luân lưu < 0. Trong trường hợp này, tài sản cố định lớn hơn nguồn vốn dài hạn. Điều này khá nguy hiểm bởi khi hết hạn vay thì phải tìm ra nguồn vốn khác để thay thế. Khi vốn luân lưu âm thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp là rất kém, bởi vì chỉ có tài sản lưu động mới có thể chuyển thành tiền trong thời gian ngắn để tài trợ, trong khi đó tài sản lưu động lại nhỏ hơn nợ ngắn hạn.
Vốn luân lưu là một chỉ tiêu rất quan trọng cho việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết hai điều cốt yếu là: Tài sản cố định của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc hay không? Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không.

Và để xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế nào, ta thường đi sâu vào phân tích chỉ tiêu luân chuyển vốn.

Vốn luân chuyển = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu

Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn = Nợ dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu – Tài sản dài hạn

Vốn luân chuyển = Nợ dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu – Tài sản dài hạn

2. Xách đinh vốn luân chuyển bạn có thể tham khảo tài liệu ở đây

www.faa.ueh.edu.vn/images/composition/C64_VTBT_KT4K28.doc

Thứ Bảy, 23 tháng 10, 2010

Câu 8: Tư tưởng HCM : so sánh đặc trưng bản chất của CNXH theo TT HCM ...

Câu 8: So sánh đặc trưng bản chất của CNXH theo tư tưởng HCM với những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam trong cương lĩnh xây dựng đất nước ở thời kỳ quá độ đi lên con đường XHCN.

I. đặc trưng bản chất của CNXH theo tư tưởng HCM:
1. CNXH là một chế độ do dân làm chủ, Nhà nước phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động được tính tích cực và sáng tạo của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng CNXH.
2. CNXH là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao gắn liền với sự phát triển sản xuất, khoa học công nghệ
3. CNXH là 1 xã hội phát triển cao về Văn hóa, đạo đức
4. CNXH là một xã hội công bằng, hợp lý
5. CNXH là một công trình tập thể của nhân dân và do nhân dân xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng
II. đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam trong cương lĩnh xây dựng đất nước ở thời kỳ quá độ đi lên con đường XHCN:
1. CNXH ở nước ta là một xã hội do nhân dân lao động làm chủ
2. Xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu
3. Xã hội có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
4. Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.
5. Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
6. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
* Giống nhau: Đều vận dụng Chủ nghiã MAC (2-2, 4-5)
* Khác nhau: (1-3, 5-6)

Thứ Năm, 21 tháng 10, 2010

Câu 9: Triết học Mac - Lê Nin: trình bày Nội dung quy Quy Luật Phủ Định Của Phủ Định, ý nghĩa phương pháp luận:

Câu 9: Nội dung quy Quy Luật Phủ Định Của Phủ Định, ý nghĩa phương pháp luận:

1. Nội Dung Quy Luật Phủ Định Cái Phủ Định:

Trong quá trình vận động và phát triển mang tính chất vô tận của thế giới, sự vật mới được ra đời trên cơ sở phủ định sự vật cũ và sự vật mới này lại bị sự vật mới hơn phủ định. Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển của sự vật là do mâu thuẫn trong bản thân sự vật quyết định, Khi hai mặt mâu thuẫn đấu tranh với nhau mà vượt qua độ giới hạn thì sự vật mới ra đời. Thế nhưng sự vật không dừng lại ở đó mà nó lại tiếp tục đấu tranh giữa các mặt mâu thuẫn mới và một lần nữa cái mới đó bị cái mới hơn phủ định. Quá trình phủ định hai lần đó được gọi là Phủ định của phủ định.

Quá trình phủ định của phủ định của sự vật đó làm xuất hiện những sự vật mới trên cơ sở cao hơn là kết quả tổng hợp tất cả các yếu tố tích cực mới được bổ sung và từ những lần khẳng định và phủ định trước đó. Quy luật phát triển liên tục, điểm kết thúc của chu kỳ này lại là điểm bắt đầu của một chu kỳ mới. Do vậy, kết quả phủ định cái phủ định luôn luôn bao giờ cũng có hình thức mới hơn, có nội dung toàn diện và phong phú hơn những cái ban đầu.

Sự phát triển của sự vật có khuynh hướng từ thấp đến cao theo đường “xoáy ốc”. “sự phát triển theo đường xoáy ốc” thể hiện tính biện chứng của sự phát triển như: "tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên, mỗi vòng xoáy ốc thể hiện tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao”.

2. Ý Nghĩa Phương Pháp Luận
Từ việc nghiên cứu quy luật phủ định của phủ định trên, chúng ta rút ra được một số ý nghĩa phương pháp luận sau:
- Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức được tính đúng đắn và tất yếu của sự vật bởi phát triển là khuynh hướng chung khách quan, do đó cái mới bao giờ cũng chiến thắng. Song, quá trình phát triển không diễn ra theo đường đường thẳng mà theo đường đường xoáy ốc: quanh co, phức tạp với nhiều chu kỳ và giai đoạn trung gian.
- Sự vật ra đời sau luôn là cái mới, cái tiến bộ hơn cái trước thế nhưng không phải lúc nào cũng như vậy, có nhiều lúc, cái mới lại là cái thụt lùi so với cái cũ, thế nhưng sự thụt lùi đó là những bước thụt lùi trong quá trình phát triển chung của nó.
- Nhận thức được quy luật này chúng ta sẽ biết cách tác động phù hợp sao cho sự vật phát triển nhanh hay chậm, tránh được những nhận thức sai lầm, chủ quan duy ý chí và bảo thủ trong công việc và trong các hiện tượng xã hội. Đồng thời cần phải chống thái độ phủ định sạch trơn hoàn toàn không có gì, coi thường giá trị truyền thống mà cần phải biết phát hiện ra cái mới, tạo điều kiện cho cái mới phát triển.